Tên thường gọi: Cây Phúc, Cây Hạnh Phúc, Cây Phước, Cây Tiền, Cây Bứa
Cây phúc là cây bóng mát trên đường phố, khu vực công cộng, cây trồng cho sân vườn nhà ở, tạo mảng xanh cho các nhà máy, xí nghiệp, khu công cộng…, cây trồng ven biển làm hàng rào chắn gió bão, chống sạt lở,…
Cây phúc là loài thân gỗ thường xanh, phát triển chậm, khi trưởng thành có thể cao đến 20m. Cành có lông, lá dày, màu xanh đậm sáng bóng. Lá mọc đối, thuôn hình oval, chóp lá gần tròn, gân lá chìm (trừ gân chính). Hoa đơn tính, mọc theo cụm ở nách lá, có năm cánh màu kem. Hoa thường nở vào mùa hè, từ tháng 3 đến tháng 9 tùy theo vùng. Quả mọng, trơn, hình cầu, khi chín có màu cam, đường kính 3-4,5 cm.
Cây phúc là loại cây ưa sáng và ẩm, có khả năng chịu hạn, chịu bóng một phần. Vì thế nên trồng cây với loại đất trung tính, thoát nước tốt. Cây phúc thích nghi được với nơi có nhiệt độ cao, 23-32oC là nhiệt độ thích hợp cho khả năng sinh sản của cây.
Cây phúc có bộ rễ vững chắc, chịu được bão và sóng biển tấn công nên được trồng nhiều ở vùng ven biển Đài Loan, Phillipin, Nhật Bản, quần đảo Java, Sri Lanka,…để chắn gió, chống sạt lở. Mặt khác, gỗ cây phúc chắc khỏe, là nguyên liệu cho đồ nội thất và vật liệu xây dựng.
Theo quan niệm của người Nhật Bản, khi xuân đến những chiếc lá mới mang màu nâu vàng giống như màu đồng tiền cổ. Vì thế chúng được đặt tên gọi khác là cây hạnh phúc; với mong muốn khi trồng cây này sẽ mang đến tiền tài và vận may cho gia chủ. Cây phúc cũng được trồng nhiều ở đền, chùa, miếu,… Ngoài màu lá xanh của nó, dáng cây hình kim tự tháp có trật tự, thân cây mạnh mẽ với các cành nhánh phát triển đều, đối xứng đẹp mắt mang đến cảm giác yên tĩnh trang nghiêm.
Ngoài ra, cây phúc có dáng tán hình kim tự tháp hấp dẫn, thân cây mạnh mẽ với các cành nhánh phát triển đều, đối xứng đẹp mắt nên có thể trồng riêng lẻ ở các khu danh lam thắng cảnh, công viên,…, hoặc trồng thành hàng ven đường, trồng để chắn gió, cách âm. Chúng là những loài có triển vọng phát triển trong ngành cảnh quan bởi cành lá đẹp và hoa quả đầy màu sắc.